Bao lâu sau khi gãy xương chân, bệnh nhân có thể tập đi được?
Bạn đọc có hỏi: Bao lâu sau khi gãy xương chân, bệnh nhân có thể tập đi được? Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.

Khi đứng trên 2 chân, trọng tâm của cơ thể sẽ nằm ở giữa nên khi đi lại bằng nạng, phải đi làm sao để nạng giữ trọng tâm ở tư thế thăng bằng, hạn chế té ngã và đi đúng cách. Chẳng hạn gãy xương chi dưới bên trái thì chân phải chịu lực trụ chính của cơ thể:
Khi bệnh nhân đi lại bằng 2 nạng cần chú ý, 2 nạng của hai tay mục đích là nâng đỡ chân đau, tức là chân trái, khi bệnh nhân chuẩn bị bước đi thì chân phải trụ, chân trái bước lên và 2 nạng của 2 tay đi theo chân trái để đỡ cho chân trái đang gãy. Khi đó, trọng tâm chân phải giở lên, chân trái kèm theo hai nạng để giữ thăng bằng.
Đối với trường hợp đi bằng 1 nạng, đa số bệnh nhân đi bên phải để cảm giác dễ chịu hơn nhưng khi đó làm nghiêng khung chậu và chi bên trái có cảm giác dài hơn.
Cách đi đúng đó là tay trái cầm 1 nạng vì nạng này sẽ hỗ trợ cho chân gãy. Chân đi đâu, nạng đi theo đó để hỗ trợ. Trọng tâm của người bệnh sẽ không bị lệch, làm biến dạng khung chậu hoặc vẹo cột sống.
Để xác định thời gian hồi phục cũng như khả năng đi lại của chân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cụ thể là:
– Mức độ tổn thương như gãy xương kín, rạn xương, ít di lệch thì chân sẽ mau chóng hồi phục và có thể đi lại nhanh hơn. – Phương pháp điều trị như đóng đinh, nẹp vít, bó bột,…cũng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh gãy xương. – Cơ sở thực hiện giúp quy trình điều trĩ gãy xương chân diễn ra chính xác và hiệu quả, càng lựa chọn các bệnh viện uy tín thì thời gian phục hồi càng được rút ngắn, giảm thiểu biến chứng. – Nghỉ ngơi đúng mức, ăn uống điều độ sẽ giúp xương mau liền và nhanh chóng đi lại được. – Tập luyện là yếu tố quan trọng để người bệnh sớm đi lại được. Trong quá trình liền xương, người bệnh có thể bắt đầu tập luyện đi lại hoặc tuân theo chỉ định của bác sĩ để sớm đi lại được. Như vậy, thời gian hồi phục chức năng ở chân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu điều chỉnh hiệu quả các yếu tố này sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn nhất là phương pháp tập luyện. |
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.