Bệnh tan máu bẩm sinh có di truyền?
Bạn đọc có hỏi: Bệnh tan máu bẩm sinh có di truyền? trong những bệnh thường gặp. Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng mà hãy nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.
BẠN ĐỌC CÓ HỎI
HÃY THAM KHẢO NHỮNG THÔNG TIN TỔNG HỢP DƯỚI ĐÂY
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
Chào bạn,
Cả hai vợ chồng bạn đều có chỉ số thể tích hồng cầu nhỏ, không rõ có thiếu máu hay không. Tuy nhiên, không phải trường hợp hồng cầu nhỏ nào cũng là Thalassemia (Bệnh thiếu máu tán huyết di truyền), thiếu máu hồng cầu nhỏ còn có thể gặp khi thiếu sắt, tình trạng viêm mạn… Ngoài ra, gen gây bệnh Thalassemia có nhiều loại, người bị bệnh hoặc người lành mang gen bệnh đều có nguy cơ sinh con ra mắc bệnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau tuỳ từng trường hợp kết hợp.
Chỉ số xét nghiệm máu của hai bạn chỉ nằm trong diện nghi vấn có Thalassemia, có khả năng sinh con ra bị bệnh, dù cho bé đầu không bị bệnh thì bé thứ hai vẫn có nguy cơ. Hơn nữa tuổi có bé gái đầu còn khá nhỏ, đôi khi chưa có biểu hiện rõ ràng.
Tốt nhất 2 bạn nên tới khám ở phòng khám có chuyên khoa Huyết học, hoặc phòng khám tiền sản để được làm thêm điện di Hemoglobin, xét nghiệm gene Thalassemia làm rõ chẩn đoán và tư vấn cụ thể nguy cơ mắc bệnh bạn nhé!
Nếu người bệnh không được điều trị sớm, đầy đủ sẽ xuất hiện nhiều biến chứng do thiếu máu và thừa sắt gây ra trên tất cả các cơ quan làm thay đổi diện mạo người bệnh như thể trạng thấp bé, trán dô, mũi tẹt, hàm răng hô, suy tim, suy gan, suy nội tiết…
Bệnh có 5 mức độ biểu hiện tùy theo số lượng gen bị tổn thương:
– Mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ
– Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng khi trẻ chưa đến 2 tuổi;
– Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ khi trẻ trên 6 tuổi;
– Mức độ nhẹ, triệu chứng máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai…;
– Thể ẩn không có biểu hiện gì khác biệt, không thiếu máu (thậm chí có thể hiến máu được).
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Trên hết, thay vì phải tìm cách chữa bệnh thì mình nghĩ chúng ta hãy nên giữ gìn sức khỏe thật tốt thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh phải không nào?
Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.