Bị lé mắt kim phẫu thuật hết không?
Bạn đọc có hỏi: Bị lé mắt kim phẫu thuật hết không? trong những bệnh thường gặp. Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng mà hãy nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.
BẠN ĐỌC CÓ HỎI
Chào bác sĩ,
Em 17 tuổi, phẫu thuật mắt lé kim có khỏi hoàn toàn không bác sĩ, sau này có trở lại không, chi phí ra sao, có đau lắm không?
HÃY THAM KHẢO NHỮNG THÔNG TIN TỔNG HỢP DƯỚI ĐÂY

Lé có rất nhiều nguyên nhân, lé bẩm sinh là tình trạng lé xuất hiện trước 2 tuổi, thường liên quan đến những bệnh lý tại não, liệt các dây thần kinh sọ não hoặc do các bệnh lý khác tại mắt (đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc, bệnh lý đáy mắt, bất đồng khúc xạ, u nguyên bào võng mạc…).
Lé mắc phải thường do chấn thương hoặc viêm nhiễm, cần phải được khám và điều trị ngay để ngăn ngừa mất thị lực. Thông thường bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị nguyên nhân trước, vì nếu không điều chỉnh được nguyên nhân thì sau phẫu thuật, lé vẫn có thể tái phát.
Chi phí phẫu thuật chỉnh lé phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng lé, kỹ thuật phẫu thuật, biện pháp áp dụng, có bảo hiểm hay không… Chi phí dao động từ 2-5 triệu/mắt.
Do đó trước hết em cần khám chuyên khoa Mắt để tìm nguyên nhân gây lé, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho em cách điều trị phù hợp nhất em nhé!
Thân mến.
Bệnh lé hay còn gọi là bệnh lác, là tình trạng hai mắt không thẳng hàng ở tư thế nguyên phát (nhìn thẳng về phía trước) một mắt lệch so với mắt còn lại.
Tác hại nghiêm trọng nếu lé xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác, có thể gây mất thị lực ở mắt lé (hay còn gọi là nhược thị). Mất khả năng nhận thức chiều sâu (thị giác 2 mắt) – khả năng canh khoảng cách kém giữa 2 vật; dễ bước hụt chân cầu thang. Giảm thị trường quan sát ở một mắt. Một số nghề nghiệp sau này đòi hỏi thị giác hai mắt tốt (lắp ráp máy móc, dùng kính hiển vi, vận động viên thể thao…). Vì vậy nên đưa trẻ đi khám ở cơ sở có chuyên khoa lé ngay khi phát hiện trẻ có lé. Tùy theo từng trường hợp lé, sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau: + Tập qui tụ, tập liếc sang hướng ngược chiều lé. + Đeo kính khi lé do quy tụ điều tiết hay kèm tật khúc xạ. Ở người lớn lé gây song thị độ nhỏ có thể mang lăng kính. + Che mắt khi mắt lé bị nhược thị. + Phẫu thuật: là điều chỉnh các cơ vận nhãn nhằm đưa 2 mắt về thẳng trục. + Tiêm thuốc (Botulium toxin): Trường hợp lé thứ phát ở người lớn do liệt cơ vận nhãn trong thời gian chờ đợi phẫu thuật để giải quyết tạm thời tình trạng song thị. |
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Trên hết, thay vì phải tìm cách chữa bệnh thì mình nghĩ chúng ta hãy nên giữ gìn sức khỏe thật tốt thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh phải không nào?
Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.