Bị ù tai thời gian dài phải làm sao?
Bạn đọc có hỏi: Bị ù tai thời gian dài phải làm sao? trong những bệnh thường gặp. Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng mà hãy nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.
BẠN ĐỌC CÓ HỎI
Chào bác sĩ, cháu năm nay 22 tuổi nhưng bị ù tai liên tục đã 1 năm. Đi bệnh viện đo tai bình thường, kết quả còn nghe tốt nữa ạ. Cháu bị viêm xoang, viêm amidan mạn, uống thuốc, cháu không nghe bác sĩ bảo bị ù tai do 2 nguyên nhân này, vì nếu do 2 nguyên nhân này thì uống thuốc vẫn không đỡ ạ.
Cháu lo lắng quá, cứ đêm ngủ yên lặng là cảm giác khó chịu vì tai nghe tiếng ve. Tai cháu khi nghe âm thanh to hay có khi chính cháu tự nói nó cũng nghe lục bục như loa rè ạ. Cháu không hiểu nguyên nhân vì sao, bác sĩ khám cho thuốc mà nguyên nhân thì không tìm nhiệt tình, cứ bảo tuần hoàn máu kém, cháu muốn trầm cảm luôn.
Khớp hàm của cháu nhai thịt hay ăn đồ gì cũng kêu, có phải bị lệch khớp gì không ạ, nó có gây ra ù không ạ? Mong bác sĩ tư vấn phương pháp tìm nguyên nhân. Cháu nghe trên mạng nói nhiều trường hợp ù không rõ nguyên nhân thì mình phải chịu cả đời, có thật không ạ?
HÃY THAM KHẢO NHỮNG THÔNG TIN TỔNG HỢP DƯỚI ĐÂY
Chào bạn,
Ù tai là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân tại tai có thể do thương tổn của ống tai ngoài như nút ráy tai, viêm ống tai, do thương tổn tai giữa: viêm tai giữa, xơ cứng chuỗi xương dẫn truyền âm thanh của tai giữa, thủng màng nhĩ, tắc hay bán tắc vòi tai, là đường thông thương từ tai giữa xuống vòm trong bệnh cảnh viêm mũi xoang, u vòm…, do thương tổn tai trong: lão thính, tác dụng phụ hay ngộ độc thuốc, rượu, tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày…
Các nguyên nhân ngoài tai như u dây thần kinh VIII, rối loạn khớp hàm, thoái hoá cột sống cổ, xốp xơ tai, phình động mạch cảnh, bệnh lý mạch máu gây ù tai dạng mạch đập… cũng có thể gây ù tai.
Trong trường hợp của bạn, có hai nguyên nhân nghi ngờ nhiều nhất gây ù tai đó là rối loạn khớp thái dương hàm và bệnh lý mũi họng mạn tính có thể gây viêm tai giữa hoặc phù nề tắc vòi tai. Bạn nên kết hợp khám 2 chuyên khoa Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt để điều trị dứt điểm bạn nhé!
Thân mến.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Trên hết, thay vì phải tìm cách chữa bệnh thì mình nghĩ chúng ta hãy nên giữ gìn sức khỏe thật tốt thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh phải không nào?
Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.