Biến chứng viêm tinh hoàn của bệnh quai bị

Bạn đọc có hỏi: Biến chứng viêm tinh hoàn của bệnh quai bị. Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.

Chào BS,

Em là nam, 30 tuổi. Em bị sưng phần má bên tai trái, sưng nhẹ và chỉ hơi đau. Em đi khám, BS cho siêu âm và kết luận em bị viêm tuyến mang tai trái (quai bị). Hiện tại thì không còn sưng nữa. BS bảo cái này là bị quai bị, cẩn thận không biến chứng nguy hiểm, nhất là biến chứng viêm tinh hoàn.

Em đọc trên mạng thì thấy sau khi hết các triệu chứng sưng viêm khoảng 7 – 10 ngày thì dễ bị biến chứng viêm tinh hoàn. Vậy cho em hỏi như thế có đúng không? Và như của em hiện tại là đã hết sưng viêm rồi thì có nguy cơ xảy ra biến chứng nữa không ạ?

Biến chứng viêm tinh hoàn của bệnh quai bị

Chào bạn,

Bệnh quai bị (còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, lưu hành ở khắp nơi trên thế giới, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch vào mùa Đông – Xuân. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch vững bền tồn tại nhiều năm và rất hiếm khi tái phát.

Viêm tinh hoàn do quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên mới trưởng thành. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên (ít gặp viêm 2 bên), tinh hoàn sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm tuỵ, viêm não, màng não…

Nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh. Biến chứng này thường xuất hiện sau khi tuyến mang tai sưng khoảng 1-2 tuần, và cũng không có cách nào để phòng ngừa biến chứng ngoài việc tiêm ngừa cho trẻ chưa mắc bệnh bạn nhé!

Thân mến.

Bệnh quai bị (còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai) do virus có tên khoa học là Paramyxovirus gây nên, chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi.

Biến chứng viêm tinh hoàn của bệnh quai bị thường xuất hiện từ 7 đến 10 ngày sau khi viêm tuyến nước bọt mang tai. Thường viêm một bên, chỉ có 3-7% là viêm hai bên. Bệnh hay gặp ở thiếu niên tuổi dậy thì, chiếm khoảng 30%.

Khi xuất hiện viêm tinh hoàn nên cho người bệnh mặc quần lót để nâng tinh hoàn lên cao làm cho tinh hoàn giảm căng, đỡ đau nhức.

Người bệnh nên nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh vận động nhiều, vì khi vận động nhiều như đi xe đạp, chạy bộ… sẽ làm tinh hoàn dễ tổn thương thêm, các mạch máu tinh hoàn và ống sinh tinh bị tổn thương nặng, dẫn tới teo tinh hoàn (có khoảng 30-40% trường hợp người bệnh bị teo tinh hoàn 2-6 tháng sau khi mắc bệnh). Nhưng vô sinh thực sự hiếm thấy ngay cả khi teo tinh hoàn hai bên.

Để tránh bệnh quai bị và biến chứng viêm tinh hoàn, nên đưa các cháu trai đi chích ngừa quai bị. Văcxin được chỉ định cho tiêm chủng phòng bệnh quai bị định kỳ và khẩn cấp. Tiêm chủng được định kỳ tiến hành 2 lần ở các lứa tuổi 12-15 tháng và 6 tuổi ở trẻ chưa có tiền sử mắc quai bị. Khoảng cách giữa mũi tiêm chủng lần đầu, liều nhắc lại không ít hơn 6 tháng.

Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên, người lớn nếu đã có tiếp xúc với người mắc quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị.

Trong trường hợp không có chống chỉ định, văcxin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với người bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *