Chân có vết thương hở, đi dép dính máu có sao không?

Bạn đọc có hỏi: Chân có vết thương hở, đi dép dính máu có sao không? Đó là dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi, cần tìm nguyên nhân và điều trị sớm để tránh hậu quả đáng tiếc, không mong muốn có thể xảy ra. Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.

Chào BS,

Cháu đi khám bệnh ở Sài Gòn, tối cháu ở khách sạn. Cháu đi tắmn mang dép ở khách sạn nhưng dép có dính máu, chân cháu có vết rách 1cm ở ngón út, mới rách hôm qua ạ, cháu dẫm phải vào chỗ dính máu đó. Như vậy có bị HIV không ạ?

Chân có vết thương hở, đi dép dính máu có sao không?

Chân có vết thương hở, đi dép dính máu có sao không?

Chào em,
Một tình huống được xem là phơi nhiễm HIV có nguy cơ phải thỏa mãn 2 yếu tố:
– Dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm, được kể đến nhiều nhất là máu, dịch âm đạo, tinh dịch và sữa mẹ. Các dịch cơ thể thông thường khác như mồ hôi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu… được xem là không có nguy cơ lây nhiễm.
– Có yếu tố ngõ vào: Vết thương hở, đâm xuyên da, tiếp xúc vào niêm mạc (mắt, mũi, miệng, âm đạo, hậu môn…).
Về dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm thì nếu dép có dính máu nhiễm HIV thì:
– HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô từ 2 đến 7 ngày, trong xác chết bệnh nhân AIDS trong 24 giờ.
– Với máu tươi, nếu bị ánh nắng chiếu trực tiếp thì virus chỉ tồn tại được trong 30 phút. Còn trong chỗ tối, khe ẩm ướt thì có thể được 48h – 1 tuần.
Như vậy dịch tiết này có khả năng lây nhiễm HIV.
Tuy nhiên, xét về yếu tố ngõ vào thì vết rách ở ngón út của em bị từ hôm qua, có khả năng hôm nay đã khép miệng, cũng chưa chắc gì vết rách này tiếp xúc với chỗ dính máu đó. Do đó, khả năng nhiễm HIV của em là không cao.
Để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu, nếu làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thì kết quả chính xác nhất là từ 3-6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, còn xét nghiệm PCR HIV thì khả năng phát hiện sớm cao hơn.

Thân mến.

Nhiễm HIV là bệnh nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Vi-rút này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho. Những người bị nhiễm HIV gọi là dương tính với HIV (HIV +). Tuy
nhiên, xét nghiệm máu của bạn có thể âm tính nếu bạn xét nghiệm quá sớm sau khi bị nhiễm. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm HIV, bạn sẽ phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). HIV có thể gặp ở
mọi độ tuổi, chủng tộc, giới tính, xu hướng tình dục.

HIV thường được lây nhiễm từ bạn tình qua hoạt động tình dục (khác hoặc cùng giới tính), sử dụng chung kim tiêm với người bị nhiễm HIV. Bệnh cũng có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi. Bệnh không thể bị lây nhiễm
qua tiếp xúc thông thường như nắm tay.

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Nói cho bạn đời của bạn về việc bị nhiễm HIV để họ đi kiểm tra.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ và tập thể dục đầy đủ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *