Chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống có nguy hiểm?
Bạn đọc có hỏi: Chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống có nguy hiểm? trong những bệnh thường gặp. Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng mà hãy nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.
BẠN ĐỌC CÓ HỎI
HÃY THAM KHẢO NHỮNG THÔNG TIN TỔNG HỢP DƯỚI ĐÂY
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
Chào em,
Triệu chứng trên còn gọi là hoa mắt, choáng váng khi thay đổi tư thế, là do tụt huyết áp tư thế thoáng qua, ở người trẻ khỏe thường là do giảm trương lực co thắt mạch máu khi chuyển đổi tư thế nhanh.
Ngoài ra còn gặp trong những nguyên nhân bệnh lý như thiếu máu, mất ngủ, huyết áp thấp, bệnh lý tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não… khi đó triệu chứng sẽ dễ xảy ra và nặng nề hơn. Tốt hơn hết em nên khám tại chuyên khoa Tim mạch, làm xét nghiệm siêu âm tim, đo điện tim, xét nghiệm máu để bác sĩ xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, quan trọng nhất là điều chỉnh lại giấc ngủ cho em.
Song song đó, em cần ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế dùng các chất kích thích như café, trà, bia rượu, uống tối thiểu 2 lít nước/ngày, tập đi ngủ sớm, không tiếp xúc dưới máy vi tính quá lâu, không nghe điện thoại liên tục trong nhiều giờ, tập thể dục điều.
Điều quan trọng là tránh thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng, từ nằm sang đứng, xoay người nhanh có thể gây choáng váng, hoa mắt dẫn đến té ngã.
Khi ở tư thế đứng, do ảnh hưởng của trọng lực, máu trong cơ thể sẽ bị dồn về phía các tĩnh mạch vùng thấp của cơ thể (ví dụ tĩnh mạch chi dưới) và được giữ lại ở đó. Lúc này, sự hồi lưu tĩnh mạch bị giảm kéo theo giảm cung lượng tim làm cho huyết áp bị hạ xuống, đồng thời lượng máu và oxy cung cấp cho não cũng bị giảm. Do đó bệnh nhân có thể bị rối loạn nhận thức thậm chí là ngất xỉu.
Hạ huyết áp tư thế là một tình trạng bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi. Đa số các trường hợp bị hạ huyết áp tư thế đều không triệu chứng rõ ràng thậm chí là hoàn toàn bình thường. Điều này đôi khi gây rất nhiều trở ngại cho việc chẩn đoán.
Việc phát hiện hạ huyết áp tư thế đứng được dựa vào chỉ số đo huyết áp và nhịp tim ở tư thế nằm ngửa (ít nhất là 5 phút) và sau đó đo ở tư thế đứng trong 2 mốc thời gian: Đứng được 1 phút và đứng được 3 phút. Trường hợp có nghi ngờ hạ huyết áp tư thế nhưng kiểm tra huyết áp tư thế đứng không xác nhận được chẩn đoán có thể kết hợp nghiệm pháp bàn nghiêng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Trên hết, thay vì phải tìm cách chữa bệnh thì mình nghĩ chúng ta hãy nên giữ gìn sức khỏe thật tốt thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh phải không nào?
Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.