Chữa rạn da bằng rượu gừng?
Bạn đọc có hỏi: Chữa rạn da bằng rượu gừng? Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.
Em 24 tuổi, mới sinh em bé (bé đầu tiên) được 1 tháng, sinh mổ ạ. Nhìn bụng rất xấu ạ, vừa đen vừa rạn. Trong thời gian bầu bí em cũng thoa kem dưỡng da rồi kem ẩm, nhưng không hiểu sao sinh xong lại tệ như vậy. Em có nghe nói thoa rượu gừng sẽ đỡ. Mong bác sĩ tư vấn ạ.

Việc thoa rượu gừng không có tác dụng làm giảm sạm và rạn da sau sinh. Khi có thai, da rạn và đen là tùy cơ địa mỗi người. Không có phương pháp nào gọi là hiệu quả tuyệt đối.
Các sản phẩm như kem dưỡng chỉ giúp giảm và hạn chế tình trạng rạn nứt da nếu được sử dụng đúng cách.
Trong suốt hành trình 40 tuần thai, các bộ phận trên cơ thể mẹ buộc phải phát triển lớn hơn để tạo điều kiện cho thai nhi lớn lên, đặc biệt là phần bụng. Nằm bên dưới da là các mô hỗ trợ cho việc đàn hồi, khi các mô bị kéo căng để thích nghi với sự phát triển của cơ thể mẹ thì gây ra hiện tượng rạn da. Các vết rạn trên da xuất hiện do làn da không theo kịp tốc độ phát triển quá nhanh, quá đột ngột của cơ thể mẹ. Bụng là vị trí dễ bị rạn da ghé thăm nhất kế đến là mông, ngực, hông, đùi, cánh tay.
Màu của vết rạn ở các mẹ bầu là không giống nhau, có người màu hồng nhạt, có người màu nâu đỏ, tím hay nâu sẫm. Sở dĩ màu của vết rạn khác nhau ở từng mẹ bầu là do sắc tố da của mỗi người không giống nhau. Nhưng chính điểm này sẽ khiến mẹ sau sinh vui mừng hay phiền muộn vì một số màu sắc thường phai mờ nhanh chóng nhưng một số màu sắc khác lại khiến tình hình nghiêm trọng hơn. Về kích thước của vết rạn có thể to hay nhỏ, ít hay nhiều còn tùy thuộc vào mức tăng cân của mẹ khi mang thai. Với mức độ tăng cân của phụ nữ mang thai thông thường rơi vào khoảng 10-12kg thì diện tích rạn da sẽ thấp hơn so với mẹ mang thai tăng từ 15-20kg hoặc hơn. Làn da của mẹ mang thai nếu xuất hiện vết rạn thì rất khó phục hồi hoàn hảo sau khi đã sinh em bé. Bởi làn da lúc đó đã bị tổn thương, việc hồi phục trở lại như thuở son rỗi là điều gần như không thể. Tuy nhiên vẫn có cách để mẹ sau sinh làm giảm, mờ các vết rạn xấu xí trên da. Đó là các phương pháp áp dụng công nghệ hiện đại như công nghệ lăn kim Demaruller, Fractional Laser, Stemcell,… Song song đó, mẹ phải sử dụng kết hợp các loại mỹ phẩm dưỡng lại làn da như trước. Tuy vết rạn không thể biến mất hoàn toàn nhưng mẹ sau sinh đã có thể yên tâm, rạng ngời vì các vết rạn đã được xử lý mờ, rất khó để có thể trông thấy chúng. Một số cách đơn giản giúp giảm, làm mờ các vết rạn da sau sinh mà mẹ có thể tự tay thực hiện tại nhà. Mẹ sau sinh cần lưu ý đến thời gian điều trị vết rạn hữu hiệu nhất là khi vết rạn có màu hồng hay đỏ nhạt, tức là các vết rạn còn mới: – Sử dụng các loại dầu tự nhiên |
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.