Móng chân bị bầm tím có tự khỏi không?

Bạn đọc có hỏi: Móng chân bị bầm tím có tự khỏi không? Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.

BS cho em hỏi,

Em bị bàn đè vào móng chân cái được 3 hôm. Em thấy nó tím lên. Có người thì bảo nó sẽ long ra và mọc móng mới. Mong BS tư vấn cho em với ạ.

Móng chân bị bầm tím có tự khỏi không?
Chào em,
Tình trạng này gọi là dập móng. Nếu diện tích tụ máu dưới móng dưới 10% (vài mm) lại không đau, sờ vào cứng, khô thì không sao cả, móng mới sẽ mọc lên, băng qua và sau này sẽ dần mất đi. Nếu diện tụ máu lớn và sờ vào thấy phập phều thì em nên đến trạm y tế để rạch lấy khối máu tụ ra (thường giai đoạn này không còn đau nhiều), không nên tự xử trí tại nhà vì rất dễ nhiễm trùng.
Nếu cũng bị bầm tím toàn bộ móng nhưng ấn vào không thấy phập phều thì móng sẽ dần dần chết đi rồi tự bong ra, sau đó mới thay móng mới (nhưng chú ý là thời gian này khá lâu, cũng mất vài tháng).
Để máu bầm tan nhanh hơn, em có thể uống thuốc tan máu bầm Alphachymotrypsin trong vài ngày, kèm xoa dầu nóng nhẹ nhàng.

Thân mến.

Chấn thương ở ngón tay – ngón chân chỉ gây ra vết bầm tím hoặc sưng ở các phần mô mềm và vùng xương nằm ẩn bên dưới (như khi bị vật nặng rơi trúng ngón chân hoặc khi bàn tay bị đập vào tường).

Khi ngón tay, ngón chân bị bầm tím, bạn nên ngâm trong nước lạnh khoảng 20 phút. Bạn có thể uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Nếu sau 3 ngày hoặc sau một tuần mà bạn không thể cử động ngón tay hoặc ngón chân bình thường, hãy đi khám bác sĩ.

Để phòng ngừa chấn thương ngón tay, ngón chân:

– Thận trọng trong các hoạt động lặp đi lặp lại như nện búa, gõ, đan, nện, quét dọn, cào, chơi những môn thể thao dùng vợt, hoặc chèo thuyền;

– Nên đeo găng tay bảo vệ cho cổ tay có lớp đệm giảm rung khi làm việc với các công cụ có chuyển động rung lắc;

– Sử dụng các công cụ bảo hộ, chẳng hạn như găng tay, và làm theo hướng dẫn để sử dụng đúng cách các dụng cụ điện cầm tay;

– Phòng tránh tai nạn bằng cách mang giày, mặc đồ thoải mái và mang giày hỗ trợ;

– Đừng đi chân trần ngoài đường phố, công viên, nơi bạn có nguy cơ dẫm đạp phải các vật thể khác.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *