Nhận biết sớm trầm cảm sau sinh?
Bạn đọc có hỏi: Nhận biết sớm trầm cảm sau sinh? trong những bệnh thường gặp. Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng mà hãy nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.
BẠN ĐỌC CÓ HỎI
Chào bác sĩ,
Em mới sinh được 7 tuần, cảm thấy hay bị đau đầu và hay suy nghĩ nhiều chuyện. Do chồng em ít ở nhà và cũng không để ý đến em. Em thấy trong người lúc nào cũng mệt mỏi, con thì quấy khóc, chồng thì suốt ngày than vãn chuyện công việc không thuận lợi còn hay nổi cáu. Đôi lúc em đã nghĩ đến chuyện tự tử để thoát khỏi hiện tại. Bác sĩ cho em hỏi đó có phải là bị trầm cảm không ạ?
HÃY THAM KHẢO NHỮNG THÔNG TIN TỔNG HỢP DƯỚI ĐÂY

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ có một sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, bao gồm thay đổi về nội tiết tố, thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa, có gia đình xuất hiện những mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân, khó khăn trong chăm sóc bé, chồng ít phụ giúp hay vô tâm nên có nhiều bức bối khó nói ra. Tất cả những điều này làm cho tinh thần của người phụ nữ sau sinh có nhiều biến động lớn, nếu không kiểm soát được cảm xúc của mình nữa thì là đã có bệnh, đặc biệt triệu chứng nghĩ tới cái chết thường xuyên, mất ngủ, đau đầu thường xuyên là biểu hiện của trầm cảm sau sinh. Đối với tình trạng trầm cảm sau sinh, người bệnh sẽ không thể kiểm soát suy nghĩ của mình theo hướng tích cực được. Trầm cảm sau sinh là bệnh có thể điều trị được.
Nay em nhận ra tình trạng của mình và tìm đến y khoa để được tư vấn, hỗ trợ là một điều đáng khen và sẽ rất tốt cho việc điều trị của em. Với trình trạng này, em cần liên hệ với người thân để tìm cách giúp đỡ, hỗ trợ em, đồng thời nên khám chuyên khoa Tâm thần để bác sĩ kê thuốc điều trị và tư vấn tâm lý cho em. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, bác sĩ Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ…Chỉ có thuốc điều trị kèm tâm lý trị liệu mới giúp em sớm hồi phục và lấy lại cân bằng trong cuộc sống nữa, chứ 1 mình em không thể gỡ rối được đâu, càng để lâu bệnh càng nặng và càng khó điều trị. Hãy nghĩ đến con mình mà cố gắng lên, em nhé.
Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng xuất hiện sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể được phát hiện sớm, được điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng.
Phụ nữ có các biểu hiện sau, cần nghĩ ngay đến trầm cảm sau sinh: -Tâm trạng cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh. – Khóc thường xuyên, khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí không biết lý do vì sao lại khóc. – Luôn cảm thấy lo sợ, sợ hãi. – Buồn phiền, cáu kỉnh, bồn chồn. – Rơi vào trạng thái mất ngủ, không thể yên tâm ngủ say, hoặc ngủ quá nhiều. – Khó khăn khi tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định. – Giận dữ, mất kiểm soát. – Không quan tâm đến bản thân, thấy không còn các sở thích như ngày xưa. – Đau đớn về cả thể chất và tinh thần, nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi. – Ăn quá ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn rất nhiều. – Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con. – Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con. – Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con. Hãy lắng nghe cơ thể mình, đừng quá lo lắng khi đau, mệt, bởi đau nhức là trạng thái các sản phụ sau sinh có thể trải qua, và mệt mỏi là nguyên nhân khiến trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời lắng nghe cảm xúc của mình, thư giãn và làm những điều bản thân yêu thích. Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng việc ăn uống điều độ, bổ sung trái cây và rau xanh hằng ngày. Có thể nói, trầm cảm sau sinh có chữa được không phù thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Do đó hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ sau sinh để hạn chế nguy cơ trầm cảm và những hậu quả không đáng có. |
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Trên hết, thay vì phải tìm cách chữa bệnh thì mình nghĩ chúng ta hãy nên giữ gìn sức khỏe thật tốt thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh phải không nào?
Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.