Tại sao lại bị bệnh tăng áp phổi?
Bạn đọc có hỏi: Tại sao lại bị bệnh tăng áp phổi? Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.
Em khám Viện Tim, kết luận: nhịp xoang nhanh, hở van 3 lá 2.5/4, nhịp tim 132, nhịp tim đều huyết áp 12/8, tăng áp phổi 45mmHg, Ef 60%.
Viện Tim hẹn 1 tháng sau lên siêu âm, không thấy kết luận suy tim, chỉ cho thuốc áp phổi. Lúc trước em siêu âm (cách 3 tháng) chỉ 20mmHg, EF là 35%.
Cho em hỏi tại sao áp phổi tăng cao như vậy? Hiện em 26 tuổi, không rượu bia thuốc lá. Tràn dịch màng phổi do lao khi đó nặng (1 bên), lượng dịch trên 4lit, hiện còn ít dịch dưới đáy.
Theo em biết áp phổi không có thuốc trị cho người bình dân. Mong bác sĩ cho em xin cách sinh hoạt và ăn uống. Em cám ơn.

Tăng áp phổi (PH) là tình trạng tăng áp động mạch phổi trung bình khi nghỉ ≥ 25mmHg được đánh giá chính xác nhất khi thông tim phải. Tăng áp phổi có thể thấy ở nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tăng áp phổi, có thể do bệnh phổi mạn, huyết khối động mạch phổi, do bệnh tim trái (suy tim trái, bệnh van tim…), bệnh tự miễn, hoặc không rõ nguyên nhân. Tăng áp phổi trường hợp của bạn chưa phải là quá nặng, nếu tìm ra nguyên nhân có thể chặn đứng diễn tiến và sinh hoạt bình thường.
Hiện nay thuốc điều trị tăng áp phổi dù chưa vào được BHYT nhưng không phải là quá đắt tới mức người bình thường không dùng được. Do đó, bạn nên tái khám, bao gồm cả chuyên khoa Tim mạch và Hô hấp để xác định rõ nguyên nhân và điều trị.
Trong hoạt động hàng ngày nên biết chăm sóc sức khoẻ, nghỉ ngơi đủ, ăn uống đủ chất, tránh ăn mặn, tăng cường rau xanh, tập thể lực vừa sức mỗi ngày và nên tiêm ngừa cúm, phế cầu bạn nhé!
Thân mến.
Tăng huyết áp phổi, hay còn gọi là tăng áp động mạch phổi, là tình trạng áp suất trong các mạch máu từ tim đến phổi tăng quá cao. Tim sẽ bơm máu từ tâm thất phải đến phổi để lấy oxy. Bởi vì máu không phải đi xa, nên áp lực ở động mạch đưa máu từ tâm thất phải đến phổi thường thấp hơn nhiều so với huyết áp tâm thu hay tâm trương. Khi áp suất quá cao, các động mạch ở phổi có thể có lại khiến cho lưu lượng máu giảm xuống, kết quả là máu sẽ nhận được ít oxy hơn. Tăng huyết áp phổi bao gồm:
– Tăng huyết áp phổi tự phát; Khó thở hay choáng váng khi đang hoạt động thường là những triệu chứng đầu tiên của bệnh tăng huyết áp phổi. Nhịp tim của bạn cũng có thể nhanh hơn bình thường (đánh trống ngực). Theo thời gian, các triệu chứng bắt đầu xảy ra với các hoạt động nhẹ nhàng hơn hoặc thậm chí trong lúc nghỉ ngơi. Các triệu chứng khác bao gồm: – Mắt cá chân và cẳng chân bị sưng; Hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh tăng huyết áp động mạch phổi. Mục tiêu của việc điều trị là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương phổi. Điều quan trọng nhất là phải điều trị được các bệnh lý gây ra tăng huyết áp động mạch phổi, chẳng hạn như bệnh ngưng thở lúc ngủ, bệnh về phổi và các vấn đề về van tim. Các thuốc bác sĩ có thể kê đơn cho bạn bao gồm: – Những thuốc như warfarin, thuốc chống đông máu sẽ được dùng điều trị tăng huyết áp phổi do huyết khối; Nếu bạn không thể uống warfarin chống huyết khối, bác sĩ sẽ đặt màng lọc huyết khối chống đông máu. Ngoài ra, nếu điều trị bằng thuốc không có tác dụng, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành cấy ghép phổi hoặc tim. Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây: – Nghỉ ngơi nhiều |
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.